19 tháng 11, 2012

CHÚC MỪNG! CHÚC MỪNG!


On occasion of Vietnam Teacher's Day. wishing you and your family a good health, happiness and success in your life.



CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM




Người chèo đò vĩ đại nhất trên bến sông đời (st)

Trong bất kỳ thời đại nào người thầy cũng luôn luôn được nhân dân trên thế giới tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn và dành cho những lời đẹp nhất: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy”, “Không thầy đố mày làm nên”…Có người đã từng ví người thầy giống như một người chèo đò ngang vĩ đại nhất trên bến sông đời.
J. A. Comenski, nhà giáo dục Tiệp khắc vĩ đại đã viết: “Dưới ánh sáng mặt trời này không có nghề gì vinh quang hơn nghề dạy học”. Hơn nữa, thầy giáo là gạch nối giữa nền văn hóa dân tộc và nhân loại, như K.D. Usinski, người thầy của những người thầy khẳng định: “Thầy giáo - đó là người trung gian giữa những nhân vật cao thượng và vĩ đại của lịch sử và thế hệ mới, là người giữ gìn những lời di huấn thiêng liêng của những người đấu tranh cho chân lý và hạnh phúc. Người thầy giáo là cái khâu sống giữa quá khứ và tương lai. Sự nghiệp của người thầy giáo bề ngoài tuy bình thường, nhưng đó là sự nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử”.
Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế kỷ XX đã nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục... Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá”.
Nhà văn Xuân Trình viết: “Tôi muốn nói với các em một điều: các em ngày mai lớn lên ai chẳng có một sự nghiệp? Và trong số các em sao lại chẳng có những anh hùng? Khi ấy, hãy nhìn lại mà xem; trong sự nghiệp mà chúng ta đã làm, đừng bao giờ quên một tia lửa hồng mà người thầy giáo thân yêu của chúng ta đã nhen lên trong lòng chúng ta ngay từ những ngày thơ ấu”. Và đang còn nữa, bao nhiều lời hay ý đẹp không phải chỉ của vĩ nhân, những người nổi tiếng.
Những ai có thể trở thành nhà giáo, người chèo đò vĩ đại và ai không thể? Đó là điều cũng cần phải suy nghĩ. Những nghiên cứu gần đây nhất của của các nhà tâm lý và giáo dục học Nga cho thấy, không phải tất cả mọi người đều có thể trở thành giáo viên. Người giáo viên phải được đào tạo, kết tinh được những phẩm chất và năng lực nhất định. Ai đó thiếu lý tưởng và niềm tin,  ích kỷ và hẹp hòi; vô cảm và nhẫn tâm; trình độ phát triển trí tuệ thấp; thiếu nghị lực và khả năng kiềm chế; có dấu hiệu bệnh tâm thần; khuyết tật ngôn ngữ và thính lực, các tật vận động nặng, v.v… thì không nên theo nghề dạy học.   
Trước hết, người thầy phải có lí tưởng nghề nghiệp; phải có  tình cảm đạo đức trong sáng, yêu người, yêu nghề, bởi vì “Tình yêu là một tình cảm vĩ đại nhất, nó sáng tạo nên điều kỳ diệu, sáng tạo nên những con người mới, nó làm ra những giá trị vĩ đại nhất” (A.C. Makarenco), hay “Một nhà giáo dù có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề vững, nhưng không yêu nghề thì bài giảng trở nên máy móc, khô cứng, ít truyền cảm, không phát huy được tay nghề của mình” (Vũ Dương); biết tự kiềm chế, cân bằng trong tình cảm, bình tĩnh trong xử sự. C. Marx nói: “Những sự nghiệp vĩ đại và đẹp đẽ nhất chỉ có thể phát sinh từ tính điềm đạm; nó là mảnh đất duy nhất mà trên đó có thể mọc lên những hoa thơm và trái ngọt”.
 Lao động sư phạm là loại lao động trí óc chuyên nghiệp. Vì vậy, người giáo viên phải có sức khoẻ tốt GS.TSKH A.V. Mudris lưu ý: “Nếu bác sỹ kết luận rằng, thể chất của bạn không được tốt, thì tôi có lời khuyên chân thành: tốt hơn hết bạn không nên chọn nghề dạy học”. Điều 70 của Luật Giáo dục Việt Nam quy định: nhà giáo phải: “Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp”. 
Muốn “thầy ra thầy”, nhà giáo phải có tri thức và tầm hiểu biết rộng. Điều đáng sợ nhất, bi kịch nhất đối với giáo viên là học sinh hoài nghi về vốn tri thức của bản thân, chính vì thế J. A. Comenski đã từng cảnh báo: “Những giáo viên giốt nát là những bóng ma không hồn, là đám mây không mang mưa, là dòng suối khô cạn, là ngọn đèn không ánh sáng và đương nhiên đó là những khoảng trống”.
Ngoài ra người thầy phải nắm vững hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp như: giao tiếp và ứng xử khéo léo trong các tình huống giáo dục với mọi đối tượng. Tiến sỹ Nguyễn Thị Mỹ Lộc có nhận xét rất đúng: “Nghề thuật dạy học chính là cầu nối giữa “nghề” và “nghiệp” của giáo viên, là câu chuyện của trái tim”. Dạy học là một nghệ thuật, đòi hỏi tính linh hoạt, tính sáng tạo cao. “Nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo” (Phạm Văn Đồng). Các kỹ năng nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội...là những kỹ năng vô cùng quan trọng, thiếu chúng người giáo viên không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hơn ai hết, người thầy giáo phải là người không được bằng lòng với những gì mình có, mà phải học tập liên tục để hoàn thiện nhân cách bởi “Người giáo viên như đứng trước một dòng nước ngược, nếu không cẩn thận sẽ bị nước cuốn trôi” (K.D. Usinski).
Tóm lại, muốn được xã hội tôn trọng, đòi hỏi người thầy giáo phải gương mẫu, người hướng đạo trên đường đời, người có phẩm chất, lý tưởng, đạo đức trong sáng, không phân biệt thầy giáo tiểu học hay trung học, thầy giáo cao đẳng hay thầy giáo đại học, người còn trẻ hay đã già.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, kính chúc các thầy cô giáo, sức khỏe, hạnh phúc, không ngừng phát huy tiềm năng sáng tạo.
                                                                                Nguồn: gdtd.vn 

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM







12 tháng 7, 2012

Bức thư không đề...


Các bạn Văn 92A thân mến!


Hai mươi năm (1992- 2012) đã trôi qua, kể từ ngày chúng ta gặp nhau và gắn bó thân thiết dưới mái trường Cao đẳng sư phạm Hải Hưng thân yêu!
Hai mươi năm, thời gian đủ dài để chúng ta nhìn lại quãng thời gian, quãng đời đã trải qua, với biết bao những lo toan cho cuộc sống, sự nghiệp, công danh và mái ấm hạnh phúc gia đình. Trong những bộn bề lo toan thường nhật ấy, thời áo trắng mộng mơ với bạn cũ, trường xưa chắc hẳn luôn là những là kỷ niệm không thể nào quên trong bạn, trong tôi và trong tất cả chúng ta! Những kỷ niệm xưa ấy...dưới chính mái trường Cao đẳng sư phạm Hải Hưng thân yêu đã mang lại cho mỗi chúng ta một hành trang và một nghị lực sống đẹp để chúng ta vững bước vào đời.
Các bạn thân mến! Cuộc sống khiến chúng ta mỗi người một nơi nhưng tận trong sâu thẳm tâm hồn, chúng  ta vẫn chung về một nỗi nhớ, về một niềm mong mỏi được gặp lại các bạn ngày xưa. Sau 20 năm với những hy vọng đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn, thiết thân hơn nữa để cùng sẻ chia tình cảm, may mắn, thành công, hạnh phúc và cả những nỗi buồn trong cuộc sống. Và cũng bởi 20 năm là khoảng khắc thời gian đẹp đẽ nhất để các bạn chia sẻ những ước mơ, hoài bão và những trải nghiệm trong cuộc đời. Vì những lẽ đó, chúng ta cần có một cuộc hội ngộ thật đông đủ toàn thể cựu sinh viên khoa Văn niên khoá 1992- 1995 Trường Cao đẳng sư phạm Hải Hưng nhằm ''ôn lại tình xưa, bồi thêm nghĩa cũ'' và thêm một cơ hội cho sự tâm giao cố nhân. Với ý nghĩa đó, Ban liên lạc Hội khoá mong các bạn lên kế hoạch, thu xếp công việc cơ quan, gia đình để về hội ngộ thật đông đủ.
Cuối cùng xin chúc các bạn luôn dồi dào nhiệt huyết, luôn tâm sáng, trí bền và luôn trân trọng tấm chân tình của bè bạn để chúng ta đều vững vàng đưa con thuyền của đời mình cập bến bờ BÌNH AN - HẠNH PHÚC!
                            
                                                                                 Thân!

GIẤY MỜI HỘI KHOÁ


TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HẢI HƯNG
  

GIẤY MỜI HỘI KHOÁ


           Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày vào trường Cao đẳng Sư phạm Hải Hưng, niên khóa 1992 - 1995, Ban Liên lạc các Lớp Văn 1992 trân trọng kính mời:  Quý anh, chị sinh viên khoa Văn, khóa 1992- 1995


ĐẾN DỰ HỘI KHÓA CỰU SINH VIÊN KHOA VĂN 1992


 Thời gian: Từ 8h00 ngày 15 tháng 7 năm 2012
 Địa điểm: Tại Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
 Rất hân hạnh được đón tiếp!

                                                 T/M BAN LIÊN LẠC
                       
                                                                            Phạm Văn Tuyên                         



BAN LIÊN LẠC
LỚP VĂN 1992- 1995



CHƯƠNG TRÌNH
HỘI KHOÁ VĂN 1992
         
         
TT
Thời gian
Nội dung
Địa điểm
1
8h00- 9h00
Đón tiếp đại biểu

2


3
9h30- 11h00
Giao lưu gặp mặt
 Nhà hành Phan Anh, TP Hải Dương
4
- Giao lưu văn nghệ
5
- Tuyên bố lý do, giới thiệu những nét nổi bật của lớp Văn 1992A
6
- Giới thiệu những nét nổi bật của lớp Văn 1992B
7

8
- Phát biểu của các bạn trong khoá
9
- Chụp ảnh lưu niệm và tiếp tục giao lưu văn nghệ
10
- Kết thúc gặt mặt
11

12
11h00- 12h30
- Liên hoan thân mật



BAN LIÊN LẠC
LỚP VĂN 1992- 1995
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 

         Hải Dương, ngày 30 tháng 6 năm 2012



KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI KHOÁ NHÂN KỶ NIỆM 20 NGÀY VÀO TRƯỜNG
 (1992- 2012)        
         
          Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày nhập trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, niên khóa 1992 - 1995, Ban liên lạc Lớp Văn 92A phối hợp với Ban liên lạc Lớp Văn 92B xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức họp lớp nhân kỷ niệm 20 năm ngày Ban liên lạc Lớp Văn 92A, cụ thể như sau:
          A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
          - Gặp mặt thân mật các bạn thành viên trong khoá, ôn lại những năm tháng  sinh viên, cùng sẻ chia tình cảm, may mắn, thành công, hạnh phúc và cả những nỗi buồn trong cuộc sống...kể từ khi có duyên ''hội ngộ'' cho đến nay.
          - Tri ân với giáo viên chủ nhiệm.
          - Liên hoan thân mật, đoàn kết giữa tập thể Lớp Văn 92A và Lớp Văn 92B
          - Buổi gặp mặt phải đảm bảo tiết kiệm nhưng thiết thực và hiệu quả.
          B. NỘI DUNG CỤ THỂ
          I. THỜI GIAN:
          - Dự kiến thời gian tổ chức họp lớp 01 ngày, vào ngày 15 tháng 7 năm 2012 (Chủ nhật)
          II. ĐỊA ĐIỂM
          - Tại Thành phố Hải Dương
          III. THÀNH PHẦN
          * Mời: Giáo viên chủ nhiệm Lớp (cô Loan, thầy Sán).
          - Toàn thể các bạn Lớp Văn 92A và Lớp Văn 92B.
          IV- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
          1. Thăm lại TRƯỜNG XƯA
          - Thăm lại giảng đường, lớp học...
          - Chụp ảnh lưu niệm
          2- Chương trình gặp mặt
          - Giao lưu văn nghệ:
          + Lớp Văn 92a: Dương Ánh Vân; Nguyễn Thị Nga; Nguyễn Thị Thu Thuỷ B; Nguyễn Thị Mười...
          + Lớp Văn 92B: Bạn Hệ, ...(Chương trình Thơ: Bùi Học Anh)
          - Tuyên bố lý do, giới thiệu những nét nổi bật của từng lớp.
          (Lớp Văn 92A: Phạm Văn Tuyên;
          Lớp Văn 92: Bùi Học Anh)
          - Tặng hoa, quà cho giáo viên chủ nhiệm.
          - Mời thày, cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
          - Phát biểu của các bạn trong khoá.
          - Liên hoan mừng ngày gặp mặt.
          C- PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
          I- Lớp Văn 92A:
          1- Phạm Văn Tuyên
          - Xây dựng kế hoạch, thống nhất với Lớp Văn 92A và Lớp Văn 92B.
          - Mời cô giáo chủ nhiệm Văn 92A dự.
          - Điều hành Hội khoá
          - Thuê địa điểm, thiết kế chương trình, .
          - Đặt cơm trưa.
          2- Lê Kim Huế:
          - Bố trí địa điểm tập kết của Văn 92A tại Thành phố Hải Dương.
          - Liên hệ để bố trí cho các bạn về thăm lại trường xưa
          - Tập hợp đầy đủ các bạn đang sinh sống tại Thành phố Hải Dương tham dự Hội khoá đầy đủ (không vắng mặt vì....bất cứ lý do nào...; bởi vì  ''Đội chủ nhà'' cần phải đi 'hoành tráng'')
          - Chuẩn bị hoa và quà tặng cho cô giáo chủ nhiệm lớp.
          3- Phạm Thị Nga:
          - Chủ trì phối hợp với tất cả các bạn trong lớp đang ở các huyện của tỉnh Hải Dương, tổng hợp thông tin liên quan đến các bạn trong lớp, lập danh sách cụ thể, động viên, đôn đốc các bạn đi họp lớp.
          4- Bùi Vân Anh:
          - Phụ trách toàn bộ việc tập hợp, bố trí phương tiện cho các bạn trong lớp đang ở tỉnh Hưng Yên, tổng hợp thông tin liên quan đến các bạn trong lớp, lập danh sách cụ thể, động viên, đôn đốc các bạn đi họp lớp.
          5- Các bạn trưởng nhóm: Có trách nhiệm động viên, đôn đốc các bạn trong nhóm đi họp Lớp đầy đủ.
          6. VỀ KINH PHÍ
          - Ban Phạm Yến Chinh và các bạn được phân công làm thủ quỹ Lớp phối hợp với các bạn trưởng các nhóm, tổng hợp tình hình chi phục vụ các hoạt động hiếu, hỉ...trong thời gian từ năm 2010 đến nay để báo cáo, công khai tài chính tại cuộc họp Lớp.
          - Về kinh phí  gặt mặt 2012: Dự kiến đóng góp 200.000 đồng/người
          II- Lớp Văn 92B
          * Phân công từng bộ phận để thực hiện các công việc sau:
          - Mời thầy chủ nhiệm Văn 92B
          - Lập danh sách, động viên, đốc các thành viên của Văn 92B tham dự Hội khoá đầy đủ.
          - Chuẩn bị chương trình Văn nghệ; chương trình Thơ...để giao lưu với Văn 92A.
          - Chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất để tổ chức chương trình gặp mặt và liên hoan thân mật.
          - Đặt cơm...
         
          Trên đây là dự kiến Kế hoạch tổ chức Hội khoá nhân kỷ niệm 20 năm ngày nhập trường. Trong quá trình triển khai Kế hoạch này, các bạn có ý kiến đóng góp gì, đề nghị liên hệ qua địa chỉ:
          - Pham Văn Tuyên:
          Đơn vị công tác: Huyện uỷ Gia Lộc, huyện Gia Lộc, Hải Dương
          + Số điện thoại:
                   Cơ quan: 03203.716.558
                   Nhà riêng: 03203.514.858.
                   Di động: 0982.169.268
          + Emai: phamtuyen789@gmail.com hoặc thaolong_73@yahoo.com.vn
          - Địa chỉ của lớp (Dùng cho cả lớp Văn 1992A):
          Tên đăng nhập: van1992a@gmail.com
         


T/M BAN LIÊN LẠC





Phạm Văn Tuyên

1 tháng 6, 2012

Hoa phượng và Thơ



“Có rất nhiều cơn bão đã đi qua
Trời xanh lặng như đang điềm tĩnh lại
Hoa phượng đỏ cứ như là máu nói
Hay chính trái tim mình từ đó nở bừng ra”.

Hai màu hoa đặc biệt của mùa hạ - tím và đỏ. Tím ngăn ngắt hoa sim hay tim tím bằng lăng. Hoa lựu đỏ lập lòe dưới trăng rằm, nhưng những bông phượng đầu tiên của tháng năm ngập ngừng nở giữa chùm nụ xanh xanh bụ bẫm bao giờ cũng cho tôi cảm xúc được trở về những mùa phượng đã qua của tuổi hai mươi yêu dấu. Lạ thay cái màu hoa cứ bùng nở là kéo được dĩ vãng trở về

“Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu”
(Hoàng Nhuận Cầm)


“Cái màu hoa đỏ lạ thường
Ngỡ như thời trẻ chưa từng nở hoa
Cái mày hoa đỏ như là
Thời gian nén lại vỡ òa khát khao
Màu hoa đỏ tự trời cao
Cháy lên như chẳng lúc nào nguôi ngoai”
(Nguyễn Trọng Tạo)

13 tháng 1, 2012

Chúc mừng năm mới!

Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn 2012, xin thân ái gửi đến các bạn những lời chúc tuyệt vời nhất
        *  Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.
        * Chúc năm mới:
        - Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào.
- Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn.
- Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ bạn thật sự tỉnh táo.
- Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc.
- Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường.
- Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm.
- Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi.
- Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn.
- Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan.
- Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.
        * Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bạn sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắt son với phở.
        Chúc mừng năm mới!